- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có thể dùng máy đo đường huyết tại nhà
Đái tháo đường: Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết tại nhà
Liệu bạn có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường?
Mắc đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của trà đen!
Một vài lời khuyên giúp "sống chung" với đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường thường sẽ phải dùng máy đo đường huyết để tự đo đường huyết tại nhà. Thông thường, người bệnh sẽ phải lấy máu tại ngón tay và máy sẽ cho kết quả chỉ số đường huyết dưới đơn vị mg/dL.
Tự đo đường huyết hàng ngày sẽ giúp người bệnh và bác sỹ biết được sự biến động đường huyết hàng ngày, từ đó giúp lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn. Các bác sỹ cũng sẽ dựa vào kết quả đo đường huyết hàng ngày để điều chỉnh thuốc hoặc mục tiêu đường huyết cho bạn.
Kết quả này cũng giúp phản ánh tác động của chế độ ăn uống, tập thể dục tới việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào dạng bệnh đái tháo đường, giai đoạn bệnh và kế hoạch điều trị cá nhân mà bạn có thể cần tần suất đo đường huyết khác nhau.
Tùy vào dạng bệnh, tình trạng bệnh... mà tần suất đo đường huyết cũng khác nhau
Người bệnh đái tháo đường type 1
Tần suất đo đường huyết của người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Người trưởng thành: Cần đo đường huyết ít nhất 2 lần/ngày, tối đa 10 lần/ngày. Người trưởng thành mắc đái tháo đường type 1 nên đo đường huyết trước khi ăn sáng, khi đói, trước bữa ăn, đường huyết 2 giờ sau ăn, trước/sau khi hoạt động thể chất và khi đi ngủ.
- Trẻ em: Cần đo đường huyết ít nhất 4 lần/ngày. Thời điểm đo đường huyết thường là trước bữa ăn và khi đi ngủ. Trong một số trường hợp, trẻ mắc đái tháo đường type 1 sẽ phải đo đường huyết 1 - 2 giờ sau ăn, trước và sau khi tập thể dục, đường huyết sau khi thức dậy.
Người bệnh đái tháo đường type 2
Tần suất đo đường huyết của người bệnh đái tháo đường type 2 sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Người phải tiêm insulin, uống thuốc: Tần suất đo đường huyết phụ thuộc vào liều insulin cũng như các loại thuốc điều trị khác, nhưng thông thường bạn sẽ phải đo đường huyết lúc đói và đường huyết trước khi đi ngủ.
- Người không phải tiêm insulin hay dùng thuốc mà chỉ quản lý đường huyết bằng cách có lối sống lành mạnh sẽ phải đo đường huyết ít thường xuyên hơn.
- Người có nguy cơ bị hạ đường huyết thấp: Có thể không cần đo đường huyết hàng ngày hoặc chỉ cần đo đường huyết khi ăn và trước khi đi ngủ.
Nếu không đạt được mục tiêu đường huyết, bạn cần tăng tần suất đo đường huyết tới khi lượng đường huyết trở lại phạm vi bình thường.
Người bệnh đái tháo đường thai kỳ
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ đang phải điều trị bằng insulin sẽ cần đo đường huyết lúc đói, trước bữa ăn và sau bữa ăn 1 giờ. Người không điều trị bằng insulin sẽ chỉ cần đo đường huyết lúc đói và đường huyết 1 giờ sau ăn.
Người bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng cần đo đường huyết thường xuyên hơn khi thấy căng thẳng, stress, trầm cảm, mệt mỏi…
Nếu cảm thấy việc đo đường huyết thường xuyên quá phiền phức, khó khăn, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để cấy máy theo dõi đường huyết liên tục.
Vi Bùi H+ (Theo MNT)
Thông tin thêm cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết. Lưu ý: Trẻ em, Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn